Yến sào và những điều ly kỳ về chúng

Nội dung bài viết

Yến sào (hay tổ yến) có một lịch sử lâu dài song hành với hơn 4000 năm văn minh của người Á Đông. Những sự tích cũng như việc phát hiện ra tổ yến luôn nhuốm màu huyền thoại. Tổ yến từ đâu mà có? Tổ yến được tạo ra như thế nào? Hãy cũng CiCi Thượng Đỉnh Yến tìm hiểu qua bài chia sẻ này nhé!

Tổ yến - báo vật trong hang sâu

Tổ yến được phát hiện ra như thế nào? Ai là người đầu tiên ăn yến sào?

Theo ghi chép, vào thời cổ đại, ở miền Trung đảo Java (nay là Indonesia) có một người đàn ông tên Sadoluo. Anh có một sở thích là ngắm nhìn bầu trời khi nhàn rỗi. Sadoluo thích những đám mây trên bầu trời, thích ngắm nhìn những chú chim bay. Một ngày nọ, anh bị thu hút bởi một đàn chim lạ vì cứ mỗi chiều, đàn chim ấy lại bay vào một hang động rất sâu trong núi. Lúc đó, trái tim anh đầy mâu thuẫn. Anh nghĩ thầm: “Có cái gì tốt lành trong hang động kìa mà thu hút những con chim bay vào?”

Vì vậy, anh đã nỗ lực để leo lên ngọn núi kia, cố gắng tìm đường vào tận hang động tối. Sau mấy ngày leo trèo vất vả, cuối cùng anh đã thoả được ước nguyện của mình. Tuy nhiên, không phải tốn quá nhiều thời gian để phát hiện ra rằng trong hang không có gì ngoài những tổ chim kỳ lạ. Có một chút thất vọng nhưng anh không cam lòng quay về trắng tay. 

Sadoluo đã dùng gậy gõ vào vách đá, khiến một tổ chim rơi xuống đất. Anh nhặt tổ lên thì thấy đây là một loại tổ có hình bán nguyệt kỳ lạ, cấu trúc rất tinh tế lại có bề mặt mượt mà, và rất dễ thương, vì vậy anh ta đã mang một ít tổ về nhà. 

Lúc đầu, anh chỉ chỉ định mang tổ chim về cất giữ. Tuy nhiên thời gian sau, anh nảy ra ý định táo bạo ăn thử chúng. Anh ấy quyết định nấu một số tổ chim lên và nếm thử. Điều bất ngờ là, anh ấy thậm chí còn thấy rằng hương vị của loại tổ này không tệ và có thể dùng làm thức ăn.

Không lâu sau đó, tin tức Sadoluo tìm được tổ chim lan truyền đến những người dân bản địa. Họ đi đến hang động để gõ tổ chim lạ này. Sau một thời gian dùng tổ chim, mọi người trong làng dần dần cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, và họ nhận ra rằng những tổ chim đó là một kho báu từ tạo hoá. Kể từ đó, tổ của loài chim này đã được truyền từ đời này sang đời khác như một loại thần dược để cường thân, kiện thể. 

Loại tổ chim được người Indonesia gọi là Sarang burung, người Việt ta gọi là tổ yến hay yến sào.

Văn hoá thưởng yến từ thời cổ đại

Mặc dù cư dân ở vùng biển Malaysia, Philippin, và Indonesia có thể là nhóm người đầu tiên phát hiện ra tổ yến, tuy nhiên loại sản vật này chỉ được cả phương Đông quý trọng khi nó được du nhập vào lãnh thổ Trung Hoa.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều cổ vật bằng gốm sứ thời nhà Đường bị thời gian vùi lấp ở Tây Bắc đảo Borneo (nay có thể thuộc phía Bắc Malaysia và Brunei). Nhiều học giả cho rằng, từ thời Đường, người Trung Quốc đã đến khu vực này để trao đổi mua bán với người dân bản địa, trong đó tổ yến là một trong những mặt hàng chính. 

Giả thuyết trên không phải là thiếu căn cứ, ở vương triều Đường và nhà Tống, nhờ vào sự ổn định chính trị và sự tiến bộ trong hàng hải, người Trung Quốc đã tìm đến các quốc gia ở vùng biển Nam Hải (hay Biển Đông) và Ấn Độ Dương để tìm kiếm cơ hội giao thương. 

Trịnh Hoà mang tổ yến vượt biển dâng thiên tử

Nhắc đến yến sào, không thể không nhắc đến câu truyện của Thái giám Trịnh Hòa, tên khai sinh là Mã Tam Bảo (1371–1433). Mặc dù xuất thân là hoạn quan nhưng điều đó không ngăn cản Trịnh Hoà trở thành một đô đốc hải quân lỗi lạc, một nhà thám hiểm lớn, và nhà ngoại giao đại tài trong lịch sử nhân loại. Ông nhận lệnh Minh Thành Tổ Chu Đệ (thời nhà Minh) đi thám hiểm thế giới và mở rộng thông thương với các nước bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sử Trung Quốc gọi sự kiện này "Tam Bảo Thái giám hạ tây dương" (三保太監下西洋) hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây" từ năm 1405 đến năm 1433. Khi ông đi đến Biển Tây, hạm đội của ông đã trao đổi hàng hóa với các nước Đông Nam Á, chủ yếu là vùng Malaysia, Brunei và Indonesia ngày nay. 

Sau khi phát hiện ra yến sào là một nguyên liệu quý hiếm, có khả năng tăng cường sức khoẻ và chữa trị bệnh tật, Trịnh Hoà đã mang rất nhiều vàng bạc, đá quý để đổi lấy tổ yến mang về tỏ lòng tôn kính với Minh Thành Tổ Chu Đệ. Từ đó tổ yến được tiến cung, người Trung Hoa đã xem tổ yến là một loại thuốc bổ quý giá. Sau này, các vùng bờ biển thuộc Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều có sự hiện diện của thương nhân Trung Quốc đến trao đổi mua bán tổ yến. 

Theo sử liệu ghi chép, vào cuối thế kỷ 17, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 4 triệu tổ chim yến từ Java Batavia (nay là Jakarta). Những con số này cũng khá tin cậy vì đây là khoảng thời gian chính trị Trung Quốc khá ổn định, vương triều nhà Thanh đang ở thời cực thịnh và cách thời gian Trịnh Hòa khám phá ra tổ yến vài thế kỉ.

Một truyền thuyết không kèm phần sử thi được kể lại như sau: Người cũng ta tin rằng Trịnh Hoà là người Trung Quốc đầu tiên mang tổ yến về Trung Quốc, tuy nhiên chi tiết lại có phần dị biệt. 

Trong một lần đi xuống Nam Hải, hạm đội của ông gặp phải một cơn bão lớn và phải neo đậu trên một hòn đảo thuộc quần đảo Malay trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Thuỷ thủ và quân lính trong đoàn vừa bệnh tật, vừa đói khát. Trong lúc hiểm nguy ấy, Trịnh Hoà quyết định đi khảo sát địa hình xung quanh để tìm kiếm nguồn thức ăn, ông vô tình tìm thấy tổ của chim có hình dáng kì lạ nhưng đẹp mắt nằm trên vách đá vỡ. Ông ra lệnh cho cấp dưới nhặt những tổ chim ấy về rửa và hầm với nước để lấp đầy cơn đói. 

Và điều kỳ diệu đã xảy ra, vài ngày sau khi được dùng canh tổ yến, tất cả các thành viên trên tàu đều hồng hào và đầy sinh khí. Vì vậy, khi hạm đội trở về nhà, Trịnh Hòa đã mang một ít đến dâng cho Minh Thành Tổ. Kể từ thời điểm đó, tổ yến đã trở thành một loại thực phẩm dành cho bậc đế vương.

Cho dù thực tế là thế nào đi nữa, thông qua hai truyền thuyết trên, ta có thể biết được tổ yến được du nhập vào Trung Quốc từ rất sớm. Và ngạc nhiên hơn thay, dưới trình độ khoa học kỹ thuật và y học còn hạn chế ở thời điểm ấy mà người xưa đã biết được công dụng tuyệt diệu của yến sào.

Tổ yến có thập toàn đại bổ? 

Y học cổ truyền có dạy rằng: "Đông lệnh tấn bổ, Xuân thiên đả hổ”. Câu này có nghĩa là vào mùa Đông tập trung tẩm bổ, bồi dưỡng cơ thể thì mùa hè có đủ sức khoẻ để chiến đấu với mãnh hổ trên núi cao.

Trên thực tế, tuyên bố trên hoàn toàn hợp lý. Con người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phát huy được tối đa sinh lực trong cơ thể của mình. Tuỳ theo tiết trời trong năm mà người xưa điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh thời cũng cảm thán rằng: 

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. 

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. 

Mùa nào thức nấy, sống dựa theo tự nhiên mới đúng là cái đạo dưỡng sinh tuyệt vời. Trong Đông y, dược và thực phẩm được phân làm bốn đặc tính chính là: lương (mát), nhiệt (nóng), hàn (lạnh), và ôn (ấm). Ngoài ra, ở giữa bốn tính vừa kể trên, còn có một tính khác gọi là bình (không nóng cũng không lạnh). Trong những loại thực phẩm đại bổ, thì tổ yến là loại thực phẩm có vừa tính bình, vừa có giá trị dinh dưỡng cực cao.

Với hơn 4000 năm lịch sử, người Á Đông đã biết tận dụng sự đa dạng của sản vật để bồi dưỡng cơ thể và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật. Tổ yến đã cùng với nhân loại trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Chứng kiến biết bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý, binh biến, và cả sự hưng suy của nhiều triều đại. Cho đến ngày nay, nhờ sự phát hiện của khoa học, người ta càng vững tin hơn về dược tính của loài thực phẩm quý hiếm này. 

Tác Giả: Lưu Phong Trường.

Nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm đến từ yến sào của chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: http://thuongdinhyen.com/ hoặc số Hotline: 0343579966 để chúng tôi tận tình tư vấn!

CICI THƯỢNG ĐỈNH YẾN - THƯƠNG HIỆU YẾN CHƯNG TƯƠI SỐ 1 VIỆT NAM

------------------
⚜️ CiCi - Thượng Đỉnh Yến - Trao Niềm Vui Sống
⚜️ Zalo:  https://zalo.me/2696581769426576257
⚜️ Youtube: https://bom.to/pRxZ48
⚜️ Instagram: https://www.instagram.com/
☎️ Hotline: 0343579966

Tin tức khác

CÔNG TY CỔ PHẦN CICI – THƯỢNG ĐỈNH YẾN