Đây là những thông tin chính xác và chi tiết về đột quỵ, ai cũng nên đọc hết!
Đằng sau câu chuyện nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ, từ khoá "đột quỵ" đang được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên các mạng xã hội. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả chúng ta khi chính mọi người đang lơ là, hơi chủ quan tới sức khoẻ của mình. Vậy đột quỵ là gì? Nguyên nhân gây ra đột quỵ và cách phòng ngừa thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết này cùng CiCi Thượng Đỉnh Yến nhé!
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các loại đột quỵ chính
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.
- Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.
Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.
Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.
2. 06 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm nhất
- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
- Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:
Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.
3. Nguyên nhân đột quỵ là gì?
Yếu tố có thể kiểm soát được
- Cao huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
- Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
- Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.
- Đái tháo đường.
- Thiếu máu não thoáng qua.
- Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Yếu tố không thể kiểm soát được
- Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người giá có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.
4. Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời (tim mạch, tiểu đường…)
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những món ăn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Các loại thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ:
- Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu.
- Đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải… giàu folate.
- Thực phẩm giúp giảm Cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.
- Thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi…
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
- Yến sào
Một số thực phẩm cần tránh:
- Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn.
- Không ăn hoặc chế biến các món ăn quá mặn như cà muối, dưa muối… vì nạp vào cơ thể nhiều muối dễ khiến huyết áp tăng cao.
- Hạn chế ăn thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…
- Hạn chế hoặc bỏ bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Thay đổi lối sống
- Cân bằng giữa công việc, giảm bớt stress, nóng giận.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên tắm đêm, thức quá khuya.
- Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh, yoga.
Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ là dấu hiệu đột quỵ, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay lập tức.
Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm yến sào của chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: http://thuongdinhyen.com/ hoặc số Hotline: 0343579966 để chúng tôi tận tình tư vấn!
CICI THƯỢNG ĐỈNH YẾN - THƯƠNG HIỆU YẾN CHƯNG TƯƠI SỐ 1 VIỆT NAM
------------------
⚜️ CiCi - Thượng Đỉnh Yến - Trao Niềm Vui Sống
⚜️ Zalo: https://zalo.me/2696581769426576257
⚜️ Youtube: https://bom.to/pRxZ48
⚜️ Instagram: https://www.instagram.com/
☎️ Hotline: 0343579966
Tin tức khác
Tổng hợp món ăn vặt tốt cho mẹ bầu?
Tổng hợp món ăn vặt tốt cho mẹ bầu? Trong thời gian thai kỳ hầu như tất cả mẹ đều cảm thấy “buồn miệng” giữa các bữa ăn và đặc biệt là mẹ bị nghén không hấp thụ được...
Chi tiết5 món cháo mẹ bầu nên ăn trong thời kì dưỡng thai
Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển về sau này. Hiểu được sự khó khăn của việc lựa chọn món ăn thì...
Chi tiếtDinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Từ A Đến Z
Khi biết mình đang có thai thì việc bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu an toàn cho thai nhi để thai nhi phát triển tốt nhất. Để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết các mẹ phải ăn...
Chi tiếtTác Dụng Giảm Cân Của Yến Sào
Có rất nhiều chị em phụ nữ dùng yến sào để bồi bổ nhưng đang băn khoăn là có bị tăng cân và mất dáng hay không, Vậy tác dụng giảm cân của yến sào là gì? Thực tế đây là thực phẩm...
Chi tiết